Khi chọn mua chậu rửa bát, bạn có băn khoăn về cách lắp đặt chậu nào sẽ phù hợp với căn bếp nhà mình không? Nếu bạn chưa nắm được các kiểu lắp đặt chậu rửa cơ bản, hãy để HMH Việt Nam giúp bạn phân biệt nhé!

 LẮP NỔI

Đây là kiểu lắp đặt truyền thống, đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất. Lắp nổi có đặc điểm là mép chậu rửa sẽ nằm trên mặt đá. Cách lắp này có ưu điểm là dễ lắp đặt, kết cấu chắc chắn do chậu được toàn bộ mặt đá và tủ bếp phía dưới đỡ, kiểu dáng các chậu rửa bát lắp nổi cũng rất đa dạng và dễ lựa chọn. Tuy nhiên, lắp nổi không được đánh giá cao về độ tinh gọn, hiện đại và khó vệ sinh phần mép chậu khi sử dụng lâu ngày.

LẮP ÂM

Đây là phong cách lắp đặt theo xu hướng hiện đại với toàn bộ chậu nằm ở phía dưới mặt đá giúp bề mặt quầy bếp được tinh gọn, tối giản và dễ dàng vệ sinh. Cách lắp này yêu cầu khá cao về độ kiên cố của khoang tủ.
Ưu điểm nổi bật của cách lắp này là tính thẩm mỹ cao. Thành chậu không có gờ trên bề mặt quầy bếp, lòng chậu nằm dưới kệ bếp tạo tổng thể không gian bếp nhẹ nhàng, tăng độ sâu cho lòng chậu và dễ dàng vệ sinh.
Nhược điểm duy nhất của các lắp âm bàn đá là yêu cầu thợ lắp đặt có tay nghề cao để cắt đá chính xác, đảm bảo không làm rò nước xuống tủ bếp.

LẮP BẰNG MẶT

Lắp bằng mặt hay còn gọi là lắp bán âm là phong cách lắp đặt tương đối thông dụng với hộ gia đình có nhu cầu thành chậu đặt bằng và vẫn nằm trên bề mặt đá. Với cách lắp đặt này, khi sử dụng bạn nên vệ sinh lau khô mép chậu và mặt đá ngay sau khi sử dụng để tránh bị bám bẩn vào lớp keo liên kết.
Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ cao hơn lắp nổi và khi thao tác không vướng thành chậu. Nhược điểm là yêu cầu thợ lắp đặt có kỹ thuật xử lý cắt đá cao, các cạnh sắc nét và xử lý keo dán thành chậu cần chú ý tránh dò nước xuống tủ bếp.
Bạn lựa chọn kiểu lắp đặt nào cho chiếc bồn rửa nhà mình? Hãy chia sẻ với HMH Việt Nam nhé!