Trong đời mỗi con người sẽ có rất nhiều người thầy người cô, có thể là người thầy trong trường học, trong gia đình, trong chính những người bạn bè.

Tôi tốt nhiệp Đại học Sư phạm Ngoại ngữ ,khoa tiếng anh năm 1977. Tôi được phân công dạy qua nhiều trường PTTH tại hà nội, nội thành có ngoại thành cũng có có. Vui buồn nghề nghiệp cũng không ít, có những hs của những năm đầu tôi đi dạy giờ cũng đã nghỉ hưu ,tóc cũng đã bạc trắng như thầy ,cũng có những học sinh cùng nghề, có những học sinh là chủ tịch xã….nhưng thời gian tôi công tác lâu nhất cho đến tận lúc nghỉ chế độ là trường Phạm Hồng Thái ,và có nhiều kỉ niệm đáng nhớ .

Qua nhiều thế hệ học trò các em học sinh của tôi đã trưởng thành và có chỗ đứng trong xã hội :phó giáo sư tiến sĩ ngành y, kĩ sư, người mẫu ,diễn viên,ca sĩ…nhớ lại khoá tôi chủ nhiệm và dạy bộ môn có 02 học sinh mà bây giờ nhắc đến tên hầu như ai cũng biết đó là em Hoàng Hà ( hay còn gọi với nghệ danh ca sỹ Quang Hà )do tôi chủ nhiệm và em Tùng Dương, tôi dạy bộ môn ,giờ cả hai học trò của tôi đã là ca sĩ nổi tiếng, nhắc tới hai học sinh này lại gợi nhớ cho tôi hình ảnh của các em ngày mới bước chân vào ngưỡng cửa trường cấp 3.

Tùng Dương để lại ấn tượng ban đầu không chỉ cho thầy cô mà cả các bạn học cùng lớp là hình ảnh một cậu học trò e dè nhút nhát, lúc nào cũng ôm quyển vở Tiếng Anh lộ ra những nét chữ tròn tròn màu tím. Có những buổi, khi trống trường vào lớp đã vang lên rồi Dương mới hốt hoảng vẫn điệu bộ nhút nhát đó miệng lí nhí “ May I come in?”. Sau mấy lần cứ vào giờ tôi lại như vậy, nhân buổi tập quân sự, trò chuyện mới biết Dương ôn lại bài cho chắc để đỡ phải chép phạt, nghe vừa thương vừa trách. Song vì đam mê nghệ thuật nên đôi lúc sao nhãng. Kể ra để thấy, nghệ sỹ cũng ham học hỏi như mọi người, cũng nghiêm túc với kiến thức, với việc học chứ không chỉ riêng đam mê của mình, và sự nghiêm túc đó mới hun đúc và mài giũa được tài năng của họ chín muồi.

Giờ ôn lại sự việc, bất giác tôi cảm thấy như mới chỉ ngày hôm qua. Hoàng Hà hay Quang Hà thì có nhiều kỷ niệm, vì tôi là giáo viên chủ nhiệm mà. Nhớ lại ngày đầu nhận cậu học trò này từ trường khác chuyến đến, trước mắt tôi là một cậu trai gầy, trắng trẻo, hiền lành có phần yếu đuói. Đứng trước cô thì hai tay xoắn vào nhau trông vừa buồn cười vừa có sự đáng yêu, ngây thơ của tuổi học trò. Sau vài tuần học và làm quen với không khí của trường lớp, vào đúng hôm đó thì lớp có hoạt động lao động ngoại khóa. Nói là ngoại khóa chứ thực ra hồi đó là các học sinh sẽ ra khoảng sân sau trường để nhổ bớt cỏ lau gần nhà thể chất. Hôm đó, Quang Hà ngập ngừng đến chỗ tôi và nói” Cô ơi, cho em về sớm để em đi hát”. Lúc này tôi ngạc nhiên và thầm nghĩ em này trông rụt rè bề ngoài song chắc phải có bản lĩnh. Cứ thế cứ thế mấy năm học, tôi vẫn tạo điều kiện nhất có thể để cho em phát triển tài năng. Đi hát là phải va vấp cuộc sống, song mỗi lần sinh hoạt lớp hay có buổi liên hoan Quang Hà lên hát vẫn còn ngượng ngịu, hát vấp và sai tông. Vài nét đáng nhớ của cậu học trò nay đã thành danh, còn nhiều nhiều nữa, kể sao cho hết những kỷ niệm vui buồn đáng nhớ của người làm nghề dạy học. Có một điều mong ước của tôi là nếu có kiếp sau, tôi vẫn muốn làm người lái đò chở nhiều thế hệ qua sông. Khi lần đầu nghe Dương cất tiếng hát trên sóng truyền hình, tôi rợn gai ốc vì giọng hát rất đỗi đẹp cùng với cảm giác xúc động pha lẫn chút tự hào khi thấy cậu trò nhỏ nhút nhát ngày nào nay đã tự tin đứng trên sân khấu lớn trước muôn vàn khán giả.

Là người dạy dỗ, chứng kiến từng sự thay đổi trên bước đường trưởng thành của mỗi học trò có lẽ là món quà quý giá nhất với người làm nghề dạy học. “Cô ơi, em về thăm cô !” Ngay giữa sân trường quen thuộc, vẫn giọng nói nhỏ nhẹ ấy, vẫn nụ cười rạng rỡ đó, Quang Hà cất tiếng gọi mỗi khi trở về tựu trường. Tùng Dương thì ít nói hơn, chỉ lẳng lặng mang bó hoa vào phòng giám hiệu sau khi biểu diễn trong trường cho các em học sinh hậu bối, đưa cho cô hai tay và chụp cùng cô kiểu ảnh.

Trong đời mỗi con người sẽ có rất nhiều người thầy người cô, có thể là người thầy trong trường học, trong gia đình, trong chính những người bạn bè. Nhưng cũng nhờ tất cả những sự dìu dắt, và học hỏi ấy, con người mới có thể trưởng thành và đóng góp cho xã hội. Và ngày nhà giáo Việt Nam là ngày để hướng về những người đã dạy dỗ chúng ta nên người. Tôi tự hào vì mình cũng được tham gia đóng góp chút công sức đào tạo nên những người có ích.

                                                                                                   ~Nguyễn Thị Hoài Khanh~